Archives 2024

Tuyển lao động "ngoại" với chuyện rào cản chống "chảy máu"… việc làm

Ngày 6/3, Sở – Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức hội nghị “Đối thoại về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn TPHCM”.

Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết: “Trên địa bàn thành phố có gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc. Trong thời gian qua, các quy định liên quan đến người lao động nước ngoài có nhiều thay đổi, hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Thinh cũng thừa nhận còn nhiều vấn đề bất cập như: Quy định chứng minh vị trí công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành phải cung cấp nhiều loại giấy tờ hơn trước đây; Quy định về chủ thể thực hiện giấy phép lao động khác với quy định của cơ quan xuất nhập cảnh khi đề nghị cấp thẻ tạm trú…

Tại hội nghị, các đặt ra 90 câu hỏi cho đại diện Sở LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội thành phố, Công an thành phố, Cục Thuế thành phố.

Trong đó, vấn đề mà nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài quan tâm là quy định phải thông báo tuyển dụng công khai. Khi không tuyển được lao động Việt Nam vào các vị trí có nhu cầu thì doanh nghiệp mới được phép tuyển lao động nước ngoài.

Đại diện công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam GS Enterprise (Thủ Đức) cho rằng: “Quy trình đăng tuyển trên website cơ quan quản lý lao động thực sự mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động”.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH TPHCM, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, xác nhận đây là điểm mới trong quy trình xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài được bổ sung theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023.

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2024, đơn vị sử dụng phải thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh/thành trong thời gian ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Đại diện chi nhánh Anderson Mori & Tomotsune tại TPHCM (Quận 1) thắc mắc: “Việc đăng tin tuyển dụng là nghĩa vụ bắt buộc trước khi nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Vậy để chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ nghĩa vụ đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ, tài liệu gì?”.

Bà Trần Lê Thanh Trúc giải đáp: “Đơn vị cần phải nêu rõ quá trình thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài (thời gian đăng thông báo tuyển lao động Việt Nam, nơi đăng thông tin tuyển dụng …), quá trình tuyển dụng (thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và thời điểm thực hiện phỏng vấn…), kết quả xét tuyển người lao động Việt Nam…”.From: game casino

“Đơn vị có thể chụp hình lại quá trình thông báo tuyển dụng mà đơn vị đã thực hiện tại trang thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố để củng cố cơ sở của nội dung giải trình”, bà Thanh Trúc nói.

Về phản ánh cho rằng thực hiện quy định là lãng phí và hình thức, bà Thanh Trúc cho biết: “Sở LĐ-TB&XH TPHCM sẽ ghi nhận và báo cáo Bộ LĐ-TB&XH về tình hình thực hiện Nghị định số 70/2023/NĐ-CP”.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh khẳng định: “Đối với kiến nghị vượt thẩm quyền, các cơ quan tham dự ngày hôm nay sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố, các cơ quan chuyên môn Trung ương nhằm kịp thời có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trong quá trình thực hiện, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư lâu dài, bền vững, ổn định tại Việt Nam và đảm bảo quyền lợi của người lao động”.

Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, trong tình hình mới.

Để đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững và đất nước.

Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

Hai là, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động.

Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Chỉ thị nêu, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân.

Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Ba là, rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.

Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.

Theo Chỉ thị, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.

Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp.

Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quan tâm an toàn, vệ sinh lao động đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Thực hiện tốt chính sách khám sức khỏe định kỳ, giám định, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khỏe định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.From: game casino

Năm là, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Sáu là, tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động.

Thẻ bài game đắt nhất thế giới, trị giá hơn 61 tỷ đã có chủ, người mua là rapper nổi tiếng

Cách đây chưa lâu, Magic: The Gathering đã khiến không ít người phải chú ý tới sau khi thẻ bài cực hiếm của trò chơi này, The One Ring đã chính thức xuất hiện và được rao bán với mức giá kỷ lục, lên tới 2,6 triệu đô (hơn 61 tỷ VND). Thông tin này sau đó đã khiến rất nhiều người được một phen xôn xao, thậm chí bàn tán và tranh luận xem liệu ai sẽ bỏ ra số tiền cực lớn để trở thành chủ nhân của thẻ bài này.

Thực tế, đã có không ít người đánh tiếng muốn liên hệ để hỏi mua The One Ring. Nhưng sau cùng, thẻ bài này đã có chủ nhân mới. Đó chính là Post Malone – một rapper nổi tiếng và cũng là fan hâm mộ cứng của trò chơi thẻ bài Magic: The Gathering từ lâu. Số tiền 2,6 triệu đô đối với anh chàng này quả thật không quá lớn nhưng chắc chắn, với Brook Trafton – người đàn ông Canada đã may mắn mở được The One Ring, đây đích thực là cả gia tàiFrom: web game casino. Thậm chí, việc được gặp gỡ Post Malone cũng là cả một ước mơ khi trong đoạn video giao dịch, anh còn vừa ôm chàng rapper nổi tiếng vừa khóc vì quá hạnh phúc.

Trong lịch sử, việc những người nổi tiếng bỏ ra số tiền lớn để mua các thẻ bài hiếm đã không còn là câu chuyện xa lạ. Điển hình như việc YouTuber Paul Logan từng bỏ ra tới 6 triệu đô để sở hữu cho bản thân thẻ Pokémon Charizard siêu hiếm. Tuy nhiên, trường hợp của Post Malone lại khác khi anh đã là một cái tên rất nổi tiếng với cộng đồng Magic: The Gathering từ rất lâu. Anh chàng rapper thậm chí còn rất năng nổ trong việc phát triển cộng đồng, đưa ra các bài viết hướng dẫn thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng cũng như tham gia quảng cáo cho trò chơi.

Bản thân Post Malone cũng cực kỳ vui vẻ sau khi sở hữu thẻ bài kể trên. Hiện tại, The One Ring đã có chủ và rất nhiều game thủ đang mong chờ Magic: The Gathering sẽ có thêm những bộ sưu tập mới và các thẻ bài chất lượng hơn trong tương lai.