Nghề làm bánh ở Đà Nẵng được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia
Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.
Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm bánh tráng Túy Loan, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, Đà Nẵng đang có 7 di sản phi vật thể cấp quốc gia là nghệ thuật tuồng xứ Quảng, nghề đá mỹ nghệ Non nước, nghề làm nước mắm Nam Ô, lễ hội cầu ngư, nghệ thuật hô hát bài chòi, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn và nghề làm bánh tráng Túy Loan.
Nghề làm bánh tráng Túy Loan có từ lâu đời và thương hiệu đã nổi tiếng từ xưa tới nayFrom: nhà cái casino online. Trên địa bàn xã Hòa Phong có 15 hộ gia đình còn duy trì thực hành nghề làm bánh tráng, chủ yếu tập trung ở thôn Túy Loan. Huyện Hòa Vang đã xây dựng đề án phục hồi làng nghề này.
Các hộ thực hành nghề làm bánh tráng theo phương pháp thủ công truyền thống, có nhiều thế hệ trong gia đình nối nghề. Công thức làm bánh đúng chuẩn bí quyết của làng.From: web game casino
Bà Trần Thị Luyện (71 tuổi) có thâm niên hơn 50 năm với nghề tráng bánh cho hay, chiếc bánh tráng ngon phải được pha chế đủ 5 gia vị mắm, muối, đường, mè, tỏi hoặc gừng. Cách pha chế này được xem như bí quyết để bánh tráng có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được.
Bánh được xếp trên lồng tre. Khác với những làng làm bánh tráng ở nhiều địa phương, người Túy Loan không phơi bánh dưới ánh nắng mặt trời mà hong trên than hồng.
Gạo đúc bánhphải là gạo “xiệc” (gạo 13/2) do nông dân trong làng gieo sạ, thu hoạch. Loại gạo này nấu cơm tuy cứng nhưng làm bánh lại cho độ giòn. Gạo được ngâm từ tối hôm trước để đến rạng sáng hôm sau rồi xay thành bột.
Bánh tráng Túy Loan có đường kính khoảng 30cm và dùng mè trắng để tráng bánh.