Đoạn tin nhắn gây tranh cãi của giáo viên
Trên một diễn đàn dành cho ở Hà Nội, một tài khoản đăng tải bức ảnh chụp đoạn tin nhắn của giáo viên trong nhóm lớp khiến nhiều người chú ý.
Theo đó, giáo viên đã chụp ảnh ba học sinh nam mắc lỗi, gửi lên nhóm công khai của tập thể lớp, gắn thẻ “all” (hình thức báo tin nhắn tới tất cả các thành viên trong nhóm) với nội dung: “Phụ huynh 3 bạn trong ảnh cuối giờ ra gặp cô. Nếu phụ huynh không ra cô xếp 3 bạn hạnh kiểm chưa đạt, rèn luyện trong hè”.
Người đăng bài bức xúc: “Cho em hỏi như thế này là cô giáo đe dọa phụ huynh à. Mà phụ huynh có đi học đâu?”
Câu chuyện lập tức gây tranh cãi mạnh mẽ trên mạng xã hội. Một bên bảo vệ giáo viên, chỉ trích phụ huynh nuông chiều con quá đà. Một bên tấn công giáo viên, cho rằng cô giáo không có văn hóa giao tiếp tối thiểu, không tôn trọng cha mẹ học sinh.
Chị Nguyễn Hà An (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nêu quan điểm: “Do sự việc không được kể đầy đủ toàn bộ quá trình mà chỉ cắt cúp đúng đoạn tin nhắn đó để đăng lên mạng nên tôi cho rằng khó nhận định được giáo viên hay phụ huynh có lỗi.
Tuy nhiên, với tâm lý một phụ huynh, khi giáo viên công khai lỗi của con trên nhóm chung, lại gắn thẻ tất cả phụ huynh như thể gọi mọi người vào cùng chứng kiến lỗi sai của con tôi, tôi sẽ cảm thấy tự ái, tổn thương, thậm chí bị xúc phạm.
Nhìn vào bức ảnh, có thể đoán các học sinh phạm lỗi chỉ ở lứa tuổi tiểu học hoặc đầu cấp 2, còn là trẻ em, rất non nớt. Cô giáo nhắn tin như vậy, dù vì lý do gì, cũng gây tổn thương cho các con”.
Đồng quan điểm, chị Phạm Mỹ Lan (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Việc giáo viên nêu lỗi của học sinh trên nhóm lớp công khai tương đối phổ biến. Hầu như năm nào tôi cũng gặp ở nhóm lớp của con mình. Dù không phải con mình bị “bêu tên”, tôi cũng cảm thấy không vui.
Vì thế, tôi hiểu tâm lý của vị phụ huynh có con bị đăng ảnh và bị cô giáo “triệu tập” trong câu chuyện trên.
Tôi được biết, theo quy định của Bộ và Đào tạo, giáo viên không được phê bình học sinh công khai. Tôi hiểu quy định này cũng có mặt trái của nó. Nhưng với đa số trường hợp, phê bình công khai là chạm tới thể diện mỗi người, khiến người bị phê bình phản ứng tiêu cực trở lại thay vì biết hối lỗi, ân hận và rút kinh nghiệm”.
Chị Lan cho biết thêm, các giáo viên mà con chị đã học thường ứng xử theo thói quen cũ, phê bình học sinh công khai trên nhóm lớp. Bản thân chị không thấy điều đó là bất thường cho đến khi con chuyển đến trường tư thục.
“Năm đầu tiên con học trường tư thục, tôi vẫn nhớ tin nhắn của cô chủ nhiệm trên nhóm lớp về nề nếp học hành của các con. Cô nhận xét chung cả lớp, dặn dò chung cha mẹ học sinh và nói: “Với những con cần được nhắc nhở, lưu ý thêm, cô sẽ nhắn tin riêng cho các bố mẹ”.
Đó là lần đầu tiên tôi biết, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh để nhắc nhở học sinh là một quy định của ngành giáo dục.
Giáo viên trường tư làm được điều đó. Tại sao giáo viên trường công không làm được? Cũng là 1 cái tin nhắn gửi đi, gửi riêng khó hơn gửi chung chăng?
“Tôi nghĩ sĩ số lớp học không liên quan trong câu chuyện này”, chị Lan bày tỏ ý kiến.
Về phía phản ứng của phụ huynh khi đưa câu chuyện lên mạng xã hội, cho rằng giáo viên đe dọa, dùng học sinh làm con tin, chị Phạm Mỹ Lan và chị Nguyễn Hà An đều cho rằng “phụ huynh làm quá”.
“Trừ khi sự việc vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và quyền lợi học tập của con tôi mà nhà trường lại không giải quyết, còn lại, tôi cho rằng không nên đưa chuyện thầy cô lên mạng để bêu riếu và nhờ cư dân mạng phân xử.
Con cái chúng ta phần đa đều dùng mạng xã hội. Rất có thể chúng sẽ đọc được. Khi thấy bố mẹ không tôn trọng thầy cô, chúng cũng sẽ học theo và con đường “tiên học lễ, hậu học văn” coi như dừng lại tại đây”, chị An nêu quan điểm.
Giáo viên ngày nay nên ý thức mình là người của công chúng
Một giáo viên tiểu học tại Hà Nội (xin giấu danh tính) chia sẻ: “Có nhiều uẩn khúc và chưa rõ ràng trong sự việc này. Do vậy, chưa thể kết luận giáo viên có thói quen giao tiếp với phụ huynh như trong tin nhắn bị chụp lại hay giáo viên mất kiểm soát cảm xúc.From: web game casino
Có không ít trường hợp học sinh cá biệt, mắc lỗi nghiêm trọng nhưng phụ huynh không hợp tác để cùng tìm ra hướng giáo dục con em. Thậm chí giáo viên gọi điện riêng mời phụ huynh lên làm việc, nhà trường gửi giấy mời về tận nhà, phụ huynh vẫn không lên.
Khi gặp phải trường hợp như vậy, có giáo viên không kiềm chế được, đã nhắn tin công khai trên nhóm lớp như một tín hiệu cảnh báo tới phụ huynh của học sinh cá biệt đó.
Tuy nhiên, về mặt nghiệp vụ và các quy định đối với nhà giáo, việc nhắn tin như thế là sai. Tôi chỉ muốn nói rằng, cái sai đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có những nguyên nhân có thể thông cảm được”.
Cô Nguyễn Thị Hẹn – giáo viên ngữ văn về hưu tại Quảng Ninh – phân tích: “Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh ngày nay đã khác trước.
Giáo viên không còn ở thế bề trên, ban chữ cho học trò. Ngày nay, con trẻ có thể học được trên mạng mà không cần đến lớp, đến trường. Giáo viên chỉ là người làm nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đến với tri thức.
Cha mẹ và giáo viên là đối tác của nhau, cùng tham gia vào việc dạy dỗ con trẻ. Vì thế, mối quan hệ này cần lấy sự tôn trọng, hợp tác làm nền tảng.
Bên cạnh đó, giáo viên thời nay vẫn giống thời xưa ở cảnh “làm dâu trăm họ”.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngày nay, giáo viên phải ý thức mình là người của công chúng. Hành động, lời nói, cách ứng xử của mình không chỉ gói gọn trong phạm vi một lớp học, 1 trường học, 1 xã phường mà có thể được cả nước biết đến chỉ sau một nút “enter”.
Những gì người ta biết đến một giáo viên chỉ là những hình ảnh, tin nhắn, clip trên mạng nhưng người ta sẽ đưa ra kết luận cho cả một nhân phẩm, một con người.
Chính vì thế, người làm nghề giáo càng phải rèn luyện sự chừng mực, mô phạm. Giáo viên phải ý thức mình là người của công chúng trong từng lời ăn, tiếng nói, cách giao tiếp, lối ăn mặc. Mặc phải làm sao để giữ sự tôn nghiêm của chính mình và cái nghề mình theo đuổi”.From: web game casino