Cô gái tiết lộ lý do chọn nghề đồng nát, vui chuyện những món hời từ… rác

Làm đồng nát “thảnh thơi”!

Sáng sớm mùa đông lại thêm cơn mưa phùn lạnh buốt sống lưng, Hương mặc thêm quần áo, khoác ngoài chiếc áo mưa và đội nón. Đồ nghề của cô đồng nát mỗi ngày chỉ có vậy, thêm đôi găng tay, ủng và que móc sắt tận dụng từ chổi sơn nhà. Trời đông lạnh nên tầm 7h hơn Hương mới dắt xe ra đường.

“Tôi năm nay 26 tuổi, đã theo nghề đồng nát từ năm 2016, tức là cũng 5-6 năm tuổi nghề”, Hương nói.

Học hết cấp 3, Nguyễn Hương (SN 1998 ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc) không tiếp tục đến trường. Cô ở nhà, lấy chồng năm 18 tuổi. Chỉ 3 tháng sau, biến cố ập tới gia đình đôi vợ chồng trẻ.

Chồng Hương làm công nhân cho một công ty cách nhà chừng 20km. Anh gặp tai nạn lao động, tay phải bị đứt rời, phải phẫu thuật ghép nối lại. Trong vòng một năm, anh trải qua 6 lần mổ liên tiếp. Cuộc sống đôi trẻ vốn ở cảnh giật gấu vá vai, thêm gánh nặng càng khốn khó.

Chồng gặp tai nạn chưa được bao lâu, Hương phát hiện có bầu. Dù kinh tế khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn động viên nhau sinh con vì sợ sau này còn vất vả hơn nữa.

Em bé đầu lòng mới một tháng tuổi, Hương thấy người dì đi nhặt đồng nát cũng có kinh tế nên quyết định theo học nghề.

Khi con lớn hơn một chút, Hương từng thử đổi việc, xin làm công nhân nhưng chỉ được vài ba tháng, cô quyết định dừng việc vì con ốm nặng không có người trông nom.

“Những khó khăn của nghề đồng nát có lẽ ai cũng thấy. Mưa nắng đều phơi mặt ngoài đường, lại độc hại. Bởi vậy hầu hết người trẻ chúng tôi đều muốn làm công ty cho sạch sẽ. Nhưng tôi lại thấy nghề này cho bản thân sự linh hoạt, thời gian không gò bó, có thể thu xếp để chăm sóc con cái, gia đình”, cô bộc bạch.

Với chiếc xe máy cũ và xe lôi để chở hàng, mỗi ngày Hương chạy tới các bãi rác cách nhà chừng 3-4km. Hôm nhặt được ít rác, cô thậm chí phải rong ruổi tới bãi rác xa hơn chục km để tìm kiếm. Trung bình mỗi ngày Hương nhặt khoảng một tải (tương đương 70kg). Cô mang về nhà, gom và phân thành từng loại để ở khu đất thuộc mảnh vườn bên cạnh rồi gọi đầu mối tới cân.

“Nghề này không cần gì ngoài sức khỏe và sự chăm chỉ, chịu khó. Cái gì tôi cũng nhặt, từ lon bia, phế liệu, báo giấy cho tới lông vịt. Mỗi loại rác có mức giá khác nhau, dao động từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng một kg”, cô đồng nát trẻ kể.From: web game casino

Nhờ “năng nhặt chặt bị”, Hương tiết lộ mức thu nhập hàng tháng cũng không hề kém cạnh so với bạn đồng trang lứa đi làm công nhân. Những tháng chăm chỉ, cô kiếm được trung bình 8-9 triệu đồng. Thậm chí tháng Tết, bãi rác nhiều lon bia, vỏ hộp giấy, mức thu nhập của cô lên tới 10 triệu đồng.

Nhưng nghề này cũng có “mùa giáp hạt”, là những tháng hè nắng gắt, người nhặt phế liệu thường chỉ kiếm được tầm 6 triệu đồng.

“Tôi cũng may mắn có mẹ chồng hỗ trợ nhiều. Còn chồng tôi vẫn động viên đừng làm gì quá sức mà phải chú ý hơn tới sức khỏe. Thậm chí anh từng bảo tôi đổi nghề, tìm việc gì đỡ vất vả, độc hại hơn, nhưng tôi vẫn thích công việc hiện tại hơn so với đi làm công nhân vì có thời gian chăm con cái”, cô gái 26 tuổi cho biết.

Những lần “trúng số” của cô đồng nát

Nhiều người có thể ngại đi nhặt đồng nát vì sợ bẩn và ô nhiễm. Với Hương, cô vẫn tìm thấy niềm vui riêng trong nghề.

“Kiếm được tiền tươi khi nhặt rác là có thật. Tháng 11 năm ngoái, tôi đang lấy củi chất vào lò đốt rác ở bãi rác Đức Bác thì thấy bên dưới có tờ 500.000 đồng. Cúi xuống nhặt, tôi ồ lên sung sướng vì cùng chỗ đó còn thêm mấy tờ tiền khác, tổng cộng 3,7 triệu đồng. Chưa kể sau mỗi dịp Tết, chị em nhặt phế liệu lại tha hồ nhặt nhạnh các phong bao lì xì. Có những vỏ lì xì nhăn nhúm dính bẩn, nhưng mở bên trong lại có tờ 200.000 đồng hay 500.000 đồngFrom: web game casino. Mỗi lần như vậy, ai cũng phấn khởi”, cô hồ hởi kể.

Và niềm vui của Hương đôi khi cũng rất giản đơn. Hôm nào tìm được nhiều lông vịt, cô gái trẻ thấy như “trúng số”. Cô tiết lộ chỉ cần kiếm được khoảng 10kg lông ướt mang về phơi khô còn 4-5kg, mang bán cũng được gần 500.000 đồng, bằng 2 ngày cóp nhặt.

Thấm thoát 5-6 năm nhặt rác, cô gái Vĩnh Phúc thấy cuộc sống gia đình thay đổi rất nhiều. Trước kia, thời mới lấy chồng, ra chợ muốn mua chút thức ăn Hương cũng phải đắn đo, tính toán chán chê. Nay có thêm kinh tế, mọi thứ cũng dễ thở hơn.

Chưa dám nói xa xôi về tương lai nhưng Hương vẫn muốn tiếp tục bám trụ với nghề nếu còn sức khỏe. Mục tiêu của cô đồng nát 26 tuổi rất giản dị, chỉ mong hai vợ chồng có sức khỏe, cùng nhau góp nhặt, chăm chỉ tiết kiệm được một khoản tiền để xây căn nhà mới khang trang hơn.

“Nếu dành dụm được chút vốn, chúng tôi muốn tìm mặt hàng để thêm. Cuộc sống hai vợ chồng có vất vả một chút nhưng lo được cho con cái sau này, tôi không mong muốn gì hơn”, Hương bộc bạch.

Hàng trăm bác sĩ hiến máu cứu người bệnh

Ngày 23/2, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương diễn ra “Blouse trắng – Trái tim hồng”, hàng trăm y bác sĩ và nhân viên y tế đã chia sẻ giọt máu đào của mình tới người bệnh.

GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương bày tỏ lời cảm ơn đến nghĩa cử cao đẹp, hiến máu cứu người của các y bác sĩ.From: nhà cái casino online

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, hoạt động thiện nguyện hiến máu tình nguyện đã được Bệnh viện tổ chức thường niên nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, của nghĩa cử trao đi mỗi giọt máu là cứu giúp một tính mạng người bệnh đang cần máu. Đây là lần thứ 22 bệnh viện tổ chức sự kiện này.

Tại sự kiện, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, chương trình hiến máu tình nguyện “Blouse trắng – trái tim hồng” được Bộ Y tế phát động từ năm 1994 đến nayFrom: game casino. Sau 30 năm, đến nay chương trình đã được triển khai sâu rộng trong ngành y tế.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương mỗi ngày trung bình sử dụng 20-25 đơn vị máu, cao điểm có ngày lên đến 50 đơn vị. Có các trường hợp cấp cứu sản khoa như rau cài răng lược, chửa ngoài dạ con, lượng máu truyền cần rất nhiều, có thể lên đến vài chục đơn vị mới cứu được bệnh nhân…

Các y bác sĩ, nhân viên y tế hiến gần450 đơn vị máu, kịp thời để bổ sung thêm cho kho máu dự trữ, kịp thời điều trị cho người bệnh cần máu.

Nghề làm bánh ở Đà Nẵng được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia

Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.

Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm bánh tráng Túy Loan, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Như vậy, Đà Nẵng đang có 7 di sản phi vật thể cấp quốc gia là nghệ thuật tuồng xứ Quảng, nghề đá mỹ nghệ Non nước, nghề làm nước mắm Nam Ô, lễ hội cầu ngư, nghệ thuật hô hát bài chòi, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn và nghề làm bánh tráng Túy Loan.

Nghề làm bánh tráng Túy Loan có từ lâu đời và thương hiệu đã nổi tiếng từ xưa tới nayFrom: nhà cái casino online. Trên địa bàn xã Hòa Phong có 15 hộ gia đình còn duy trì thực hành nghề làm bánh tráng, chủ yếu tập trung ở thôn Túy Loan. Huyện Hòa Vang đã xây dựng đề án phục hồi làng nghề này.

Các hộ thực hành nghề làm bánh tráng theo phương pháp thủ công truyền thống, có nhiều thế hệ trong gia đình nối nghề. Công thức làm bánh đúng chuẩn bí quyết của làng.From: web game casino

Bà Trần Thị Luyện (71 tuổi) có thâm niên hơn 50 năm với nghề tráng bánh cho hay, chiếc bánh tráng ngon phải được pha chế đủ 5 gia vị mắm, muối, đường, mè, tỏi hoặc gừng. Cách pha chế này được xem như bí quyết để bánh tráng có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được.

Bánh được xếp trên lồng tre. Khác với những làng làm bánh tráng ở nhiều địa phương, người Túy Loan không phơi bánh dưới ánh nắng mặt trời mà hong trên than hồng.

Gạo đúc bánhphải là gạo “xiệc” (gạo 13/2) do nông dân trong làng gieo sạ, thu hoạch. Loại gạo này nấu cơm tuy cứng nhưng làm bánh lại cho độ giòn. Gạo được ngâm từ tối hôm trước để đến rạng sáng hôm sau rồi xay thành bột.

Bánh tráng Túy Loan có đường kính khoảng 30cm và dùng mè trắng để tráng bánh.

Nuguri bất ngờ try hard rank thường xuyên hơn sau chuỗi ngày nghỉ ngơi, chuẩn bị quay lại "cứu DK"-

Trong kỳ chuyển nhượng cuối mùa giải 2021 vừa qua, là một trong những khu vực có nhiều sự biến động nhất. Hầu hết các top team như T1, Gen.G Esports hay DWG KIA, Nongshim RedForce, Hanwha Life Esports… đều có nhiều sự thay đổi về mặt nhân sự. Trong đó, nhà ĐKVĐ LCK – đã thay máu gần như toàn bộ đội hình, chỉ giữ lại cặp đôi trụ cột ShowMaker – Canyon.

DK có nhiều sự thay đổi trong kỳ chuyển nhượng cuối mùa giải vừa qua

From: web game casino

Bên cạnh việc Ghost – BeryL ra đi thì DK cũng không có được sự phục vụ trở lại của như nhiều đồn đoán. Cựu tuyển thủ FunPlus Phoenix đã quyết định nghỉ ngơi sau 1 mùa giải đầy sóng gió tại LPL và CKTG 2021. Sự vắng mặt của Nuguri là vô cùng đáng tiếc và hiện tại, bản thân DK cũng đang gặp vô vàn khó khăn khi 2 tuyển thủ mà họ chiêu mộ được trong kỳ chuyển nhượng cuối mùa giải vừa qua cho vị trí top lane là Hoya và Burdol đang phần nào chưa có được phong độ tốt nhất.

Sự vắng mặt của Nuguri tính đến hiện tại là khá đáng tiếc khi tuyển thủ này quyết định nghỉ ngơi một thời gian

Mới đây, người ta phát hiện Nuguri đã bắt đầu try hard rank thường xuyên hơn trong vòng 3 4 ngày trở lại đây. Trong quãng thời gian nghỉ ngơi, không phải Nuguri chưa từng leo rank nhưng tần suất là khá ít và mãi đến trong khoảng 2 ngày đổ lại, cựu sao DK mới chơi thường xuyên. Đặc biệt, theo lịch sử đấu hiển thị, thì chỉ riêng trong khoảng ngày 22/01 (giờ Việt Nam), Nuguri đã chơi tận 11 trận rank.

Nhưng mới đây người ta đã phát hiện Nuguri try hard rank thường xuyên hơn

Từ khi tuyên bố nghỉ ngơi, Nuguri cũng leo rank nhưng không thường xuyên

Việc này có thể xem như là động thái cho thấy Nuguri có thể sẽ trở lại trong thời gian tới. Chưa kể, trong mùa giải 2022 hiện tại, LCK còn có thể chuyển nhượng ngay trong khi mùa giải đang diễn ra. Việc Nuguri try hard rank thường xuyên có thể là một dấu hiệu cho thấy Ngưu Bảo sẽ sớm trở lại trong thời gian tới và nhiều khả năng sẽ là trong màu áo DK.

Nếu Nuguri thực sự comeback thì đây sẽ là 1 tin cực vui cho DK, đồng thời sẽ khiến các trận đấu sắp tới của nhà ĐKVĐ LCK đáng xem hơn. Tuy nhiên, với meta hiện tại xoay quanh đường dưới, Nuguri sẽ khó có thể được tập trung tài nguyên như xưa. Ấy là chưa kể, anh đã xa rời đấu trường chuyên nghiệp một thời gian và sẽ gặp nhiều thử thách trong việc lấy lại phong độ.

Về phần DK, nhà ĐKVĐ LCK 2021 đang có phong độ không thực sự tốt khi họ đã thua 2/4 trận kể từ đầu mùa. Đặc biệt, 2 tuyển thủ đường trên Hoya – Burdol cũng không thi đấu quá nổi bật và bị xem như là một trong những lý do hàng đầu cho sự trồi sụt của DK trong 2 tuần thi đấu vừa qua.

DK thi đấu không thực sự tốt sau 2 tuần lễ đầu LCK Mùa Xuân 2022

Tuyển lao động "ngoại" với chuyện rào cản chống "chảy máu"… việc làm

Ngày 6/3, Sở – Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức hội nghị “Đối thoại về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn TPHCM”.

Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết: “Trên địa bàn thành phố có gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc. Trong thời gian qua, các quy định liên quan đến người lao động nước ngoài có nhiều thay đổi, hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Thinh cũng thừa nhận còn nhiều vấn đề bất cập như: Quy định chứng minh vị trí công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành phải cung cấp nhiều loại giấy tờ hơn trước đây; Quy định về chủ thể thực hiện giấy phép lao động khác với quy định của cơ quan xuất nhập cảnh khi đề nghị cấp thẻ tạm trú…

Tại hội nghị, các đặt ra 90 câu hỏi cho đại diện Sở LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội thành phố, Công an thành phố, Cục Thuế thành phố.

Trong đó, vấn đề mà nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài quan tâm là quy định phải thông báo tuyển dụng công khai. Khi không tuyển được lao động Việt Nam vào các vị trí có nhu cầu thì doanh nghiệp mới được phép tuyển lao động nước ngoài.

Đại diện công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam GS Enterprise (Thủ Đức) cho rằng: “Quy trình đăng tuyển trên website cơ quan quản lý lao động thực sự mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động”.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH TPHCM, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, xác nhận đây là điểm mới trong quy trình xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài được bổ sung theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023.

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2024, đơn vị sử dụng phải thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh/thành trong thời gian ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Đại diện chi nhánh Anderson Mori & Tomotsune tại TPHCM (Quận 1) thắc mắc: “Việc đăng tin tuyển dụng là nghĩa vụ bắt buộc trước khi nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Vậy để chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ nghĩa vụ đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ, tài liệu gì?”.

Bà Trần Lê Thanh Trúc giải đáp: “Đơn vị cần phải nêu rõ quá trình thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài (thời gian đăng thông báo tuyển lao động Việt Nam, nơi đăng thông tin tuyển dụng …), quá trình tuyển dụng (thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và thời điểm thực hiện phỏng vấn…), kết quả xét tuyển người lao động Việt Nam…”.From: game casino

“Đơn vị có thể chụp hình lại quá trình thông báo tuyển dụng mà đơn vị đã thực hiện tại trang thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố để củng cố cơ sở của nội dung giải trình”, bà Thanh Trúc nói.

Về phản ánh cho rằng thực hiện quy định là lãng phí và hình thức, bà Thanh Trúc cho biết: “Sở LĐ-TB&XH TPHCM sẽ ghi nhận và báo cáo Bộ LĐ-TB&XH về tình hình thực hiện Nghị định số 70/2023/NĐ-CP”.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh khẳng định: “Đối với kiến nghị vượt thẩm quyền, các cơ quan tham dự ngày hôm nay sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố, các cơ quan chuyên môn Trung ương nhằm kịp thời có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trong quá trình thực hiện, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư lâu dài, bền vững, ổn định tại Việt Nam và đảm bảo quyền lợi của người lao động”.